TUYÊN TRUYỀN CÁC NGÀY LỄ LỚN TRONG THÁNG 11 NĂM 2024

1- Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11; 2- Ngày thành lập MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024); 3- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; 4- Ngày Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11; 5- 60 năm ngày thành lập Trường THPT Sông Mã 19/12/1964- 19/12/2024

1- Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11

Vào tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Phổ biến giáo dục pháp luật và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

Trong đó quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hay còn gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) với mục đích nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân.

Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày Pháp luật Việt Nam vì vào ngày này, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam (Hiến pháp 1946) đã được Quốc hội thông qua.  Đây là một sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước.

Ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội.

Đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hành động của mọi người dân, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.

Ngoài ý nghĩa trên, Ngày Pháp luật Việt Nam còn mang các tầng ý nghĩa, thông điệp sau đây:

- Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật

- Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật

- Đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước

- Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

- Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý

2- Ngày thành lập MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024)

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược, thống trị nước ta, từng biến nước ta thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn thống trị, áp bức, bóc lột hết sức tàn bạo và tìm mọi cách để đàn áp, dập tắt phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của Nhân dân ta. Lúc này, nước ta tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 

Dưới tác động chính sách thống trị của thực dân Pháp và một số yếu tố khác làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc, các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp nổ ra liên tiếp từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX nhưng lần lượt bị thất bại vì thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững mạnh, thiếu lực lượng tiên phong. Điều đó được lãnh tụ Hồ Chí Minh kết luận: “Từ ngày bị đế quốc xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra”. 

Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối vì nhận thấy ở đó còn những hạn chế. Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu một số cuộc cách mạng tư sản, nhất là Đại cách mạng Pháp năm 1789 với bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền và khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” nổi tiếng; cách mạng Bắc Mỹ với Tuyên ngôn độc lập năm 1776 tuyên bố về quyền con người thiêng liêng bất khả xâm phạm, nhưng nhận thấy ở đó “vẫn còn áp bức bất công”, không thể đáp ứng yêu cầu của dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Người tìm được và quyết định đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 của Lênin - lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới - người kế thừa và phát triển di sản vĩ đại của Mác - Ănghen. 

Qua thời gian chuẩn bị về tư tưởng, lý luận, tổ chức và cán bộ, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 02/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối Cách mạng Việt Nam. Trong đó, có những nội dung về yêu cầu tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đó là cơ sở quan trọng để sau đó Đảng ta xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. 

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Chỉ thị xác định Hội phản đế đồng minh phải bảo đảm tính công nông, đồng thời phải mở rộng tới các thành phần trong dân tộc để Mặt trận thực sự là của toàn dân và nhấn mạnh: “giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công”.

Hội Phản đế Đồng minh là hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn cách mạng của Đảng ta. Đó cũng là cống hiến vĩ đại về lý luận và thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc là thành quả của kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đủ trưởng thành, đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng.

Từ đó tới nay, tuy có những hình thức và tên gọi khách nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam luôn là nơi tập hợp các giai tầng xã hội vì mục tiêu lớn của dân tộc.

3- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

3.1- Nguồn gốc của ngày lễ hiến chương nhà giáo Việt Nam

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương. 

Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.

Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167- HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

3.2- Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Ngày Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, có vinh dự, tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng, sáng lập và chính Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969). Người dạy cán bộ, hội viên của Hội: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp Phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Hơn 70 năm qua, Hội Chữ thập đỏ đã bám sát chức năng nhiệm vụ, tôn chỉ Mục đích, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao trong sự nghiệp nhân đạo cao cả, góp Phần tích cực cùng hệ thống chính trị thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội và tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân.

Ngày 23/11/1946, Đại hội Đại biểu Hồng Thập tự Việt Nam lần thứ nhất tại Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội (Hà Tây cũ), chính thức thành lập Hội Hồng thập tự Việt Nam (nay là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969).Từ đó, ngày 23 tháng 11 hàng năm trở thành Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động; tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng Mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc; sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

3. Hội tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các Điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.

5- 60 năm ngày thành lập Trường THPT Sông Mã 19/12/1964- 19/12/2024

6.1- Lịch sử hình thành và phát triển Trường THPT Sông Mã (1964-2024)

6.1.1- Giai đoạn 1964-1975: Trường THPT Sông Mã xây dựng trong kháng chiến chống Mỹ:

Trường trung học phổ thông Sông Mã được thành lập ngày 19 tháng 12 năm 1964 ban đầu được lấy tên là Trường Phổ thông cấp II- III Sông Mã đóng tại Bản Lạng Sàng sau được chuyển về Bản Nà Pàn Xã Nà Nghịu (gọi tắt là trường cấp II-III Sông Mã.

Năm học đầu tiên của nhà trường 1964-1965 có một lớp 8 với 08 học sinh và 04 thầy giáo. Tổ chức bộ máy nhà trường từng bước được hình thành, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy: Thầy Vũ Quý Độ đảm nhiệm phụ trách trường (Hiệu trưởng), Thầy trịnh Chí Đại, thầy Nguyễn Đình Lưu, Thầy Nguyễn Hải Lộng. Đây chính là thế hệ giáo viên đầu tiên xây dựng Trường Phổ thông cấp III Sông Mã.

Những năm học sau đó nhà trường được bổ sung thêm nhiều giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy như: Thầy Bùi Bình Minh, Thầy Đỗ Duy Thấu, Thầy Lê Chạc, Thầy Đỗ Tân Việt, Nguyễn Việt Hùng,Lê Hải Châu, Nguyễn Xuân Mỵ, Nguyễn viết Hùng, Nguyễn Ngọc Hoàn, Trần Nho Tuyên…

Những năm đầu mới thành lập thầy và trò trường Phổ thông cấp II- III Sông Mã đã vượt qua rất nhiều khó khăn về điều kiện vật chất vừa dựng lớp học vừa làm công tác chiêu sinh.Cuốinăm học 1967- 1968, để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho công tác dạy và học Trường chuyển địa điểm về khu vực Hợp tác xã Tây Hồ xã Nà Nghịu, đến năm 1974 Ty giáo dục tỉnh Sơn La quyết định gọi trường là Trường Phổ thông cấp III Sông Mã. Đồng thời, thực hiện sự chỉ đạo của Ban thường vụ huyện ủy Sông Mã, Trường tiếp tục di chuyển về khu ruộng Ít Nghe- bản Địa (nay thuộc Tổ dân phố 2).

Số lượng học sinh cũng phát triển không ngừng Từ 08 học sinh trong năm học 1964-1965 đến năm 1975 trường Phổ thông Cấp III Sông Mã có 611 học sinh.

Trong những năm đầu xây dựng đầy khó khăn thách thức, nhưng trường Phổ thông cấp III Sông Mã đã không ngừng vươn lên về mọi mặt.Pháthuy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt làm tốt công tác vận động quần chúng,tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức trong đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. Chất lượng giảng dạy và học tập từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu tính toàn diện: Đức, trí thể, mỹ luôn giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến”

6.1.2- Giai đoạn 1975 – 1985:Trường THPT Sông Mã vững bước phát triển

Năm 1975, Đất nước thống nhất, cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hòa trong niềm vui đất nước được thống nhất, cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Phổ thông cấp III sông Mã hắng hái thi đua lập nhiều thành tích. Năm học 1977-1978, Trường Phổ thông cấp III Sông Mã tiếp tục di chuyển về địa điểm hiện nay (Tổ dân phố 2).

Bước vào thời kì mới, hệ thống tổ chức bộ máy của nhà trường được củng cố, kiện toàn. Đội ngũ các thầy cô giáo được bổ sung. Trong giai đoạn này nhà trường đã thành lập Ban nữ công, Chi hội chữ thập đỏ…

Thực hiện Nghị quyết số 14 (1979) của Bộ Chính trị Ban chấp hành trưng ương Đảng về cải cách giáo dục Trường Phổ thông Cấp III sông Mã được gọi là Trường Trung học phổ thông Sông Mã.

Số lượng học sinh của nhà trường tăng nhanh năm học 1977-1978 là 116 học sinh đến năm học 1984-1985 là 258 học sinh. phong trào học tập cũng có nhiều chuyển biến mới. Nhiều giáo viên và học sinh đạt giải Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh Như Thầy giáo Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Hữu Chiến, học sinh giỏi cấp tỉnh có Học sinh Nguyễn Thị Hải.

Thời kì 1975- 1985 kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, đời sống của cán bộ, giáo viên còn nhiều thiếu thốn một số giáo viên của nhà trường xin chuyển công tác sang các nghành khác. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của nhà trường không đảm bảo nhưng thầy và trò Trường Trung học phổ thông Sông Mã vẫn cố gắng vừa lao động sản xuất để đảm bảo đời sống vừa bám trường bám lớp để dạy tốt và học tốt, chủ động cải tiến nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, tổ chức các hoạt động phong trào nhằm phát huy hiệu quả vai trò, năng lực của mỗi giáo viên và học sinh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của nhà trường.Do đó, quy mô lớp học được duy trì và phát triển trong giai đoạn này (1975-1985) Trường Trung học phổ thông Sông Mã có 570 học sinh tốt nghiệp, giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiên trong các năm học đạt tỉ lệ cao.Trường Trung học phổ thông Sông Mã luôn được Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La công nhận danh hiệu thi đua: Trường Tiên tiến.

6.1.3- Giai đoạn 1985 - 2015: Trường THPT Sông Mã trong thời kì đổi mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước trong đó có giáo dục. Bám sát chủ trương đổi mới công tác giáo dục của Đảng, bám sát vào tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị. Nhà trường đã triển khai và thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Công tác giảng dạy và học tập trong những năm đầu đổi mới vẫn tiếp tục được duy trì.Giai đoạn từ 1991 - 1995 Thực hiện nhiệm vụ : tiếp tục đổi mới, ổn định phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh; hiện đại hóa một bước nội dung, phương pháp giáo dục, dân chủ hóa nhà trường và quản lý nhà trường và quản lý giáo dục; đa dạng hóa loại hình trường lớp đặc biệt hệ giáo dục 12 năm được triển khai ở Sơn La trước đó cùng với nội dung chương trình thống nhất trong cả nước đã mở ra một giai đoạn với nhiều bước ngoặt của nhà trường.

Thực hiện Nghị định 90- CP ngày 24.11.1993 của Thủ tướng chính phủ, tên gọi Trường Phổ thông trung học Sông Mã gọi là Trường Trung học phổ thông (THPT) Sông Mã. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng toàn thể Giáo viên và học sinh trường THPT Sông Mã đã vươn lên đạt nhiều thành tích quan trọng. Số lượng học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh dân tộc thiểu số tham gia học tập ngày càng tăng, tổng số học sinh tham gia học tập tại trường cũng phát triển không ngừngtừ 436 học sinh (năm học 1996-1997) lên 1335 học sinh (năm học 2012-2013). Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng được chú trọng phát triển từ 13 (1986) lên 76 (2014) nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học cho học sinh của trường.

Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Tập thể BGH, Cán bộ giáo viên đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ như: 34 lượt tập thể, 38 lượt cá nhân nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Trung ương Đoàn thanh niên và nhiều thành tích các cấp, nghành khác. Chất lượnggiáo dục nhà trường ngày càng được nâng cao đáp ứng công cuộc đổi mới đất nước, từng bước trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chi địa phương. Trường THPT Sông Mã luôn là lá cờ đầu trong phong trào phát triển văn hóa giáo dục của Huyện nhà. Luôn là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

6.1.4- Giai đoạn Giai đoạn 2015 - nay

Trước sự thay đổi của khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ngày 28 tháng 11 năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành nghị quyết số 88/2014/QH13 về "đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông",Nghành giáo dục có bước chuyển biến theo hướng hiện đại, nhằm "bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông".

Nhà trường có 1 chi bộ cơ sở với 57 đảng viên (chiếm 69,51% số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường), có 1 tổ chức Công đoàn cơ sở, có 01 tổ chức Đoàn Thanh niên cơ sở. Xây dựng đội ngũ: Tổng số viên chức, người lao động: 71. Trong đó: Hiệu trưởng: 01; Phó hiệu trưởng: 02; Giáo viên: 60; nhân viên hành chính: 8.Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 01, Thạc sỹ: 07; Đại học: 65; Trung cấp: 2, Sơ cấp: 1.Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 11; Sơ cấp: 45. Cơ cấu nhà trường được phát triển xứng tầm với vị thế của một đơn vị giáo dục hàng đầu huyện Sông Mã,góp phần không nhỏ trong bảng vàng thành tích cao quý của nhà trường.

Trong 60 năm qua, Trường THPT Sông Mã đã đào tạo được trên 12.000 học sinh tốt nghiệp THPT, trong đó tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng chiếm 75,78%. Nhiều học sinh có nhiều thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học được công nhận là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ...Học sinh sau khi học chuyên nghiệp đã tham gia công tác trên khắp mọi miền Tổ Quốc làm rạng danh truyền thống cao đẹp của nhà trường.

Nhà trường đã được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: 01 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2013, 35 Bằng khen của UBND Tỉnh, 29 năm liền trường được công nhận là tập thể Lao động tiên tiến, 9 năm được công nhận tập thể Lao động xuất sắc, 1 bằng khen của Bộ giáo dục, 5 bằng khen của Bộ Văn hoá thông tin, 15 Bằng khen của Công đoàn ngành Giáo dục, 2 Bằng khen của BCH Công đoàn Giáo dục Việt Nam, 2 huy chương Vì thế hệ trẻ, 6 Huy chương vì sự nghệp giáo dục, 3 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 65 lượt cá nhân được UBND Tỉnh tặng Bằng khen. Trường THPT Sông Mã luôn là một trong những trường trọng điểm của tỉnh Sơn La, một điểm sáng của ngành giáo dục huyện Sông Mã, một địa chỉ đáng tin cậy của phụ huynh, học sinh trên địa bàn huyện.

===> Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường THPT Sông Mã 19/12/1964- 19/12/2024; sẽ tổ chức vào ngày 9-10/11/2024

Lại Thị Thu Hương
Lại Thị Thu Hương

Khoa Dân số - Truyền thông - CSSKSS, TTYT huyện Sông Mã

Bình luận0 bình luận