Trung tâm Y tế - Giám sát côn trùng trên địa bàn Thị Trấn Sông Mã

Năm 2023 huyện Sông Mã ghi nhận 61 ca mắc Sốt xuất huyết Dengue, trong đó ghi nhận một ổ dịch tại Thị Trấn Sông Mã với tổng số 37 ca mắc.

Ngay từ đầu năm 2024, Trung tâm Y tế đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch phòng, chống Sốt xuất huyết Dengue, trong đó phát động phong trào “Người dân tự diệt lăng quang/bọ gậy phòng, chống dịch Sốt xuất huyết Dengue”.

Từ ngày 11- 15/6/2024 Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện giám sát côn trùng truyền bệnh Sốt xuất huyết tại địa bàn Thị Trấn Sông Mã để đánh giá nguy cơ bùng phát dịch tại ổ dịch cũ, sau khi đánh giá xác định vùng nguy cơ cao, đoàn đã triển khai hoạt động phun hóa chất diệt muỗi tại 3/5 tổ dân phố.

Từ ngày 22-25/7/2024 Khoa Truyền nhiễm, KSBT, HIV/AIDS Trung tâm Y tế phối hợp với Trạm Y tế Thị Trấn tiến hành giám sát côn trùng đánh giá lại chỉ số muỗi, bọ gậy Aedes tại ổ dịch cũ tại Tổ dân phố 1,2,3 (sau đợt chiến dịch phun hóa chất ngày14 - 15/6/2024).

Kết quả điều tra tại 3 Tổ dân phố 1,2,3 cho thấy chỉ số muỗi trưởng thành, bọ gậy Aedes Aegypti và véc tơ phụ Aedes albopictus vẫn ở mức cao

- Tổ 1: Chỉ số nhà có muỗi chiếm 50%, chỉ số bọ gậy 56,3%

- Tổ 2: Chỉ số nhà có muỗi chiếm 13,6%, chỉ số bọ gậy 27,3%

- Tổ 3: Chỉ số nhà có muỗi chiếm 70%, chỉ số bọ gậy 80%

Với kết quả như trên khả nguy cơ bùng phát dịch Sốt xuất huyết tại 03 Tổ dân phố 1, 2, 3 nói riêng và trên địa bàn Thị Trấn Sông Mã là rất cao.

Để chủ động công tác phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, người dân cần tự giác thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Trung tâm Y tế huyện Sông Mã khuyến cáo nhân dân các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, cụ thể như sau

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng

2. Thả cá vào li, chum, vại, bể nước để diệt lâng quăng, bọ gậy

3. Thường xuyên thay rửa dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa, đổ nước đọng tại khay nước thải tủ lạnh

4. Bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn

5. Loại bỏ, lật úp các vật phế thải như chai, lọ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, các hốc chứa nước

6. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, ngay cả ban ngày

7. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy và các đợt phun hóa chất diệt muỗi.

8. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Bác sĩ Vì Văn Toàn- Trưởng khoa TN - KSBT, HIV/AIDS TTYT Sông Mã

Lại Thị Thu Hương
Lại Thị Thu Hương

Khoa Dân số - Truyền thông - CSSKSS, TTYT huyện Sông Mã

Bình luận0 bình luận