Sông Mã triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022

“Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.

Ngày 06/4/2022, Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (ATTP) huyện Sông Mã đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-BCĐ về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.

Mục tiêu nhằm tăng cường thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực về ATTP; truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản bảo đảm chất lượng, an toàn;  đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nông lâm thủy sản; kiểm tra, giám sát về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời giải quyết các sự cố mất ATTP, củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu.

Thời gian triển khai từ ngày 15/4 đến 15/5/2022 trên phạm vi toàn huyện

Một số khẩu hiệu truyền thông

1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.

2. Sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng.

3. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm kém chất lượng

4. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn;

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực;

6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.

8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

9. Quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn.

10. Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế vì sức khỏe, và sự phát triển nông nghiệp bền vững

11. Bảo đảm an toàn thực phẩm là xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt Nam. 

12. Sản xuất, tiêu dùng nông sản hữu cơ – hướng đi bền vững cho tương lai./.

Lại Thị Thu Hương
Lại Thị Thu Hương

Khoa Dân số - Truyền thông - CSSKSS, TTYT huyện Sông Mã

Bình luận0 bình luận