Một số thông tin cơ bản nhận biết về thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không còn giá trị sử dụng

Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp cho cơ thể, sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn cho người dân là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Tại kỳ họp thứ 6 ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quốc hội khoá 12 nước CHXHCN Việt Nam ban hành luật vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác an toàn thực phẩm có 3 Bộ ngành quản lý gồm: Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, trong đó:

1. Bộ Y tế: Có trách nhiệm quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, thực phẩm chức năng, thực phẩm vi chất dinh dưỡng, phụ gia thục phẩm.

2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: Quản lý sản phẩm ban đầu nông, lâm, thuỷ sản, muối, giết mổ, gia súc, gia cầm.

3. Bộ công thương: Quản lý các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt, ngũ cốc, đường, sữa, mật ong, thực phẩm bao gói sẵn, nước uống đóng chai, đóng bình.

Một số thông tin về ngộ độc thực phẩm tỉnh Sơn La, huyện Sông Mã năm 2023: Tỉnh Sơn La xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm với 16 người mắc, xảy ra tại các huyện Bắc yên, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu. Không có ca tử vong; Huyện Sông Mã năm 2023 có 63 ca mắc ngộ độc thực phẩm rải rác ở các tháng, không có ca tử vong.

Vậy để lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn thì chúng ta cần phải nhận biết như thế nào? Sau đây là một số thông tin cơ bản nhận biết về thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không còn giá trị sử dụng.

1. Thực phẩm giả: Là thực phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu không phải là thực phẩm, mà được nhà sản xuất, chế biến bằng nguyên liệu thay thế khác,với công nghệ chế biến hiện đại họ có sẵn sàng sản xuất ra các loại thực phẩm giả, giống như thực phẩm thật, các loại thực phẩm giả phổ biến trên thị trường hiện nay như: Thịt giả, trứng giả, mì chính giả, gạo giả…các loại thực phẩm này hoàn toàn không có giá trị về mặt dinh dưỡng, nếu sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người.

- Cách phân biệt về thực phẩm giả và thực phẩm thật chúng ta cần kiểm tra đầy đủ các thông tin về sản phẩm như: nguồn gốc, xuất xứ, tem, nhãn, mác, mã số, mã vạch ngày sản xuất, hạn sử dụng, nơi đăng ký chất lượng sản phẩm, cơ quan cấp phép lưu hành, nếu là thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng việt.

- Nếu là thực phẩm giả các thông tin nêu trên sẽ không đầy đủ hoặc không có thông tin.

2. Thực phẩm kém chất lượng: Là thực phẩm chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp thủ công sử dụng các nguyên liệu thực phẩm rẻ tiền, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có tem, nhãn, mác, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng.

3. Thực phẩm không còn giá trị sử dụng: Là thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, thực phẩm hết hạn sử dụng, thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, bao bì bị thủng, dập nát hoặc rỉ sét …

4. Cách lựa chọn thực phẩm an toàn:

a.  Thực phẩm bao gói sẵn:

Chúng ta cần kiểm tra các thông tin được in trên  bao, bì của sản phẩm như: nguồn gốc xuất xứ, mã số, mã vạch, thành phần, khối lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…

b. Thực phẩm tươi sống:

- Chọn mua thịt: nếu thịt tươi sống miếng thịt chắc màu đỏ đặc trưng, mặt cắt sắc, khi ấn tay vào miếng thịt bỏ tay ra không để lại vết lõm, nếu thịt được bảo quản trong tủ lạnh, nhìn miếng thịt khô nhăn khi ấn tay vào để lại vết lõm và dính tay.

- Chọn mua gà: gà khoẻ thì mào đỏ, mắt long lanh, lườn đầy, chân không héo, gà ốm nhìn gà ủ rũ mào thâm tím, cánh xoã, hậu môn có dính phân…

- Chọn mua cá: chọn con cá bơi khoẻ, mình thon đều, hậu môn không lồi, vẩy,vây cá không có nốt suất huyết.

5. Cách chế biến, bảo quản thực phẩm:

a. Chế biến

Dụng cụ chế biết thực phẩm phải đảm bảo sạch, an toàn có dụng chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng: ví dụ như rau mua từ chợ về trước khi chế biến phải được ngâm 15-30 phút sau đó rửa 3 lần dưới vòi nước chảy rồi tiến hành chế biến; thịt sau khi rửa chặt thái xong chúng ta cho vào chảo cho ít nước chần qua đổ bỏ nước đầu đi để bớt mùi hôi của thịt, bớt dư lượng thuốc tăng trọng, thuốc bảo quản.

b. Bảo quản thực phẩm.( có 2 cách bảo quản)

- Bảo quản nóng ở nhiệt độ > 60 độ

- Bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2 đến < 8 độ

c. Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.

Thực phẩm chín xếp lên ngăn trên cùng, tiếp đến thực phẩm sống và các thực phẩm tiếp theo không để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh, không nên để thực phẩm trong tủ lạnh quá 4 ngày

6. Ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, cách phòng tránh.

- Nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm (có 3 nguyên nhân): Do vi khuẩn; do độc tố tự nhiên và do hoá chất độc hại

- Cách phòng tránh.

+ Khẩn trương đưa người bệnh đi cấp cứu

+ Không sử dụng thực phẩm bị ôi thiu mốc hỏng

+ Không ăn các loại nấm khi không biết chắc chắn là loại nấm ăn được

+ Không ăn rau, quả lạ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

"Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì sự phát triển bền vững"

Y sĩ Vì Văn Thiên - Khoa YTCC, Dinh dưỡng&ATTP

Lại Thị Thu Hương
Lại Thị Thu Hương

Phòng Dân số - Truyền thông, TTYT huyện Sông Mã

Bình luận0 bình luận